Quản lý tiệm làm nail và thợ nail tưởng không khó; nhưng thực chất lại mang đến rất nhiều thách thức cho bạn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nhưng sai lầm mà chủ tiệm nail hay mắc phải và kỹ năng giải quyết!
1. Bao lương để giữ thợ khi quản lý thợ nail
Đối với một tiệm nail, tay nghề của người thợ nail là điều quan trọng bậc nhất. Thế nên người chủ tiệm nail thường cố gắng làm mọi cách để giữ chân thợ giỏi; và một trong những cách được sử dụng là bao lương.
Bạn có thể hiểu cách bao lương của chủ tiệm nail như sau: Chẳng hạn một người thợ sẽ được bao lương tuần là 750.000 VNĐ; nếu tuần đó, người thợ làm được 1.400.000 VNĐ, tính theo tỉ lệ 50:50 thì coi như họ làm đủ lương bao. Nếu như trong tuần đó, người thợ làm được 2.000.000 VNĐ, thì sẽ dư ra 600.000 VNĐ. Lúc này người thợ sẽ được bao theo tỷ lệ 60:40. Tức là họ sẽ được trả thêm 600.000 x 60% = 360.000 VNĐ nữa.
Tưởng như đây là cách hay để giữ chân thợ nail giỏi, cũng như tạo động lực cho họ nhận thêm nhiều khách hơn. Thế nhưng, do tài chính có hạn nên nhiều chủ tiệm nail chỉ chọn một đến hai thợ giỏi nhất được bao; điều này dẫn đến một số hậu quả khó lường.
Các chủ tiệm nail thường chỉ tập trung dồn khách cho thợ được bao, khiến cho họ cảm thấy áp lực, căng thẳng. Công việc của họ sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái quá tải; họ đôi khi buộc phải làm qua loa cho khách, khiến khách không hài lòng và bỏ đi. Mất khách thì chủ lại càng gia tăng sức ép vào thợ. Cứ như vậy, người chủ sẽ vừa mất khách, vừa mất luôn cả thợ.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ khiến cho những thợ nail khác cảm thấy mình bị đối xử bất công; từ đó tạo nên tâm lý ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau. Bạn tạo động lực cho thợ được bao nhưng lại vô tình lấy đi động lực của những thợ khác
2. Thợ đón khách theo phiên
Đây là tình trạng diễn ra ở 90% các tiệm nail. Người thợ nào đến trước thì sẽ đón khách đầu tiên; người đến kế thì đón khách tiếp theo và cứ tiếp tục đón khách như thế theo thứ tự. Tưởng chừng như đây là điều rất công bằng, thế như mọi chuyện lại không hề đơn giản. Chẳng hạn, người khách đầu tiên sử dụng dịch vụ đắt đỏ; thậm chí còn thưởng cho thợ nếu họ làm tốt. Những người thợ tiếp theo sẽ cảm thấy tức tối khi khách của họ dùng dịch vụ rẻ hơn và đổ lỗi cho sự may mắn của người đầu tiên.
Từ đó, nếu họ sẽ cố làm nhanh, qua loa cho những khách hiện tại nếu biết những khách đang chờ khách “sộp”; dần dần điều này sẽ dẫn đến tâm lý giành giật khách. Dần dần những khách sử dịch vụ cơ bản của cửa hàng bạn sẽ không được chăm sóc, phục vụ tốt như bình thường
3. Không giữ thể diện cho thợ nail
Không chỉ riêng quản lý tiệm nail mà nhiều người quản lý cũng mắc phải lỗi này. Điều tối kỵ của một người chủ là trách mắng thợ nail của mình ngay trước mặt khách hàng. Theo các chuyên gia phân tích tâm lý; bạn cần phải biết tôn trọng thể diện của thợ trước mặt người khác. Điều này không chỉ giúp bạn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp trước mặt khách hàng mà còn quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi, hòa đồng giữa chủ và thợ.
Thật lạ rằng, tình trạng này được lặp lại ở rất nhiều các tiệm nail, chủ vô tư mắng thợ bằng những từ ngữ khó nghe ngay trước mặt người thứ ba, khiến cho thợ cảm thấy khó chịu mà khách đôi khi cũng khó xử.
4. Môi trường làm việc thiếu trong sạch
Làm nails là một cái nghề phải tiếp xúc với nhiều hóa chất. Một số thợ nail sau khi làm nails một thời gian cảm thấy sức khỏe suy yếu; cũng có người lo sợ cho sức khỏe về lâu về dài; nên sau một thời gian ngắn làm việc kiếm một chút vốn để vượt qua khó khăn hiện tại họ sẽ rút lui, đổi nghề khác.
Trong các sản phẩm nail, có một số hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc thường xuyên, chẳng hạn như:
- Acetone (thuốc tẩy sơn móng tay): gây đau đầu, chóng mặt; và gây khó chịu cho mắt, da, và cổ họng.
- Acetonitrile (chất tẩy keo dán móng tay): gây khó chịu cho mũi và họng; khó thở; buồn nôn; ói mửa; suy yếu và kiệt sức.
- Butyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay): gây đau đầu và khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng, và cổ họng.
- Dibutyl phthalate (DBP) (sơn móng tay): gây buồn nôn và khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng, và cổ họng. Tiếp xúc lâu ngày với nồng độ cao có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng khác.
Bạn cần phải hiểu rõ từng sản phẩm mà tiệm mình sử dụng; cũng như cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ sức khỏe khi quản lý thợ nail như bao tay, khẩu trang… Bên cạnh đó, bạn nên luôn giữ cho cửa hàng của mình luôn thông thoáng khí. Thông gió là cách tốt nhất để giảm mức độ hóa chất trong tiệm. Các bước này có thể thực sự giúp cải thiện sức khỏe của bạn:
- Mở cửa ra vào và cửa sổ khi có thể, để cho không khí trong lành vào. Nếu tiệm Nail có một lỗ thông hơi trên trần, lỗ này phải được mở ra và hoạt động tốt.
- Luôn luôn cho hệ thống thoát hơi của tiệm Nail hoạt động.
- Nếu tiệm của các bạn không có hệ thống thoát hơi, trong giờ làm việc luôn luôn mở hệ thống sưởi, thông gió; và điều hòa không khí, gọi chung là hệ thống HVAC. Nút quạt trên hộp đo nhiệt độ của hệ thống HVAC luôn luôn giữ ở vị trí “on” (không được ở vị trí “auto”) để quạt vẫn chạy khi tắt máy sưởi hoặc máy lạnh. Chủ tiệm Nail nên nhờ một nhà thầu HVAC làm sạch hệ thống HVAC; và thay thế các bộ lọc ít nhất mỗi năm một lần.
- Để các quạt gần cửa ra vào hoặc cửa sổ mở. Các quạt sẽ hút không khí vào ở một đầu của tiệm và đẩy không khí ra ngoài ở đầu kia.
- Nếu tiệm Nail có các bàn được thông gió:
- Hãy bật lên cho có gió.
- Thay bộ lọc dùng than ít nhất mỗi tháng một lần.
- Rửa sạch chậu hứng ít nhất mỗi tuần một lần.
Hy vọng với bài viết này bạn sẽ không mắc phải sai lầm khi quản lý tiệm nail; cũng như có kỹ năng đối xử và bảo vệ sức khỏe của nhân viên trong tiệm!
Xem thêm tài liệu dành riêng cho nhà tuyển dụng của Viecngay.vn tại đây.