Kinh nghiệm tuyển thợ nails hiệu quả

Kinh nghiệm tuyển thợ nails hiệu quả

Việc tuyển được một thợ nails có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt phù hợp với tiêu chí hoạt động của salon là điều vô cùng quan trọng.  Ngoài chuyên môn, tay nghề mà các thợ nails cần có; họ cũng phải có thái độ thân thiện, tương tác với khách hàng tốt; khiến khách hàng muốn quay lại và giới thiệu bạn bè tới tiệm của bạn. Một thợ nails đã có kinh nghiệm có thể là một sự lựa chọn tốt.

Tuy nhiên, đừng đánh giá thấp khả năng của những người mới bởi họ có thể có nhiều tiềm năng hơn bạn nghĩ đấy. Sau đây là một số kinh nghiệm giúp bạn tuyển được thợ làm móng vừa có chuyên môn tốt; vừa có kỹ năng giao tiếp ổn đối với khách hàng; và phù hợp với tiêu chí kinh doanh của salon bạn làm chủ.

1. Bí mật kiểm tra tay nghề ứng viên

Liên hệ với các viện thẩm mỹ ở địa phương và các cơ sở đào tạo kỹ thuật dạy nghề; để biết thông tin về những thợ nails đang có nhu cầu tìm việc làm. Nếu bạn có thời gian, hãy thử lên lịch cắt sửa móng tay với những học viên có thành tích tốt khi còn đang đi học. Giá dịch vụ của những học viên này tại các salon thường không cao.  Lên lịch hẹn với các salon nổi tiếng, thử trải nghiệm làm móng tại đây; đồng thời tiếp cận và theo dõi được tay nghề của các thợ nails tiềm năng.

Đây là phương pháp tuyển dụng bí mật mang lại trải nghiệm trực tiếp tương tác với các ứng viên dưới vai trò là khách hàng; chứ không phải là người quản lý. Từ đây, bạn có thể cung cấp thông tin liên lạc của mình cho các thợ làm móng có mong muốn khám phá cơ hội việc làm tại salon của bạn.

2. Đăng tin quảng cáo khi tuyển thợ nails

Đăng quảng cáo trên các chí chuyên về làm đẹp, thẩm mỹ. Quảng cáo phải có đủ các thông tin để các ứng viên có thể dễ dàng ứng tuyển:

Thông tin về salon: Thông tin bao gồm địa điểm, quan điểm làm việc của tiệm, tiêu chí hoạt động; các đối tượng khách của cửa hàng để thợ nails biết họ có phù hợp với nơi làm việc hay không.

Nội dung công việc: Nêu rõ những nhiệm vụ, trách nhiệm của một thợ nails cần thực hiện khi trở thành nhân viên chính thức tại cửa tiệm của bạn.

Yêu cầu về khả năng của ứng viên: Bạn nên nêu rõ khả năng bạn mong muốn và kỳ vọng ở ứng viên càng chi tiết càng tốt. Nếu tiệm của bạn có chương trình đào tạo để hoàn thiện các kỹ năng mới cho nhân viên bạn nên ghi rõ vào luôn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nêu rõ những kỹ năng nào bạn đang tìm kiếm ở một thợ nails. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học hỏi, sử dụng sản phẩm mới, học vấn tối thiểu,...

Lương thưởng: Hãy ghi rõ mức lương các ứng viên có thể nhận được sau khi vào làm tại salon của bạn.

Bạn cũng có thể đưa cho các trung tâm, các cửa tiệm nhận đào tạo nghề nails; tin tuyển dụng của bạn để có thêm cơ hội tiếp xúc với các ứng viên.

Ngày nay với sự trợ giúp của rất nhiều phương tiện công nghệ, truyền thông hiện đại bạn có thể dễ dàng đăng tin trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram; hoặc các trang web đăng tin tuyển dụng miễn phí như: Viecngay.vn, Muaban.net, Vietnamworks,... Với lượng tương tác lớn từ các ứng viên, quá trình tìm thợ nails sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

3. Phỏng vấn thợ nails đúng cách

Trước tiên, tiến hành phỏng vấn qua điện thoại sơ bộ với những người nộp đơn ứng tuyển. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, hãy đặt các câu hỏi cơ bản để xác định xem các ứng viên có đủ điều kiện cần thiết hay không.

Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi như: "Khi nào bạn nhận được chứng chỉ hành nghề?” “Học nghề ở trung tâm nào?"; "Khi nào bạn tốt nghiệp?”; "Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong việc làm móng?"; "Những loại dịch vụ làm móng nào mà bạn thành thạo nhất - cắt sửa móng tay; và móng chân cơ bản, cắt sửa móng shellac hay gel, vẽ móng, móng tay acrylic?" "Bạn hiểu thế nào về làm móng và các những vấn đề sức khỏe liên quan?"...

Chọn khoảng 10 ứng viên có tiềm năng nhất sau đó gặp mặt phỏng vấn. Bạn nên lên kế hoạch về cuộc phỏng vấn, chuẩn bị các câu hỏi. Trong vòng phỏng vấn, các bạn có thể hỏi sâu hơn về kỹ năng tay nghề của ứng viên; kế hoạch phát triển nghề nghiệp cũng như đặt câu hỏi về thói quen làm việc và đạo đức của ứng viên. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau:

  • Hỏi thợ các câu hỏi mở để thợ trả lời chẳng hạn như “Hãy nói cho tôi biết về bạn?” Để thợ nói với bạn về bản thân họ. Câu hỏi này thường làm cho người phỏng vấn bối rối nếu họ không có chuẩn bị trước; và bạn sẽ lần theo những gì họ nói về họ để bạn hỏi tiếp tục.
  • Bạn có thể hỏi thợ một số kinh nghiệm ứng xử như: “Trong trường hợp nào bạn mất bình tĩnh nhất?”. Hãy nhớ, bạn không phải muốn biết khi nào thợ mất bình tĩnh; bạn cần nghe cách giải quyết của thợ khi họ gặp khó khăn ra sao.
  • Bạn cũng có thể đặt ra một số tình huống giả định; từ đó xem cách thợ sẽ ứng xử chẳng hạn như: “Khi một người khách làm móng đòi sơn màu đỏ, sau đó họ lại đổi ý đòi sơn đen, bạn sẽ làm sao?”

Bạn cũng có thể yêu cầu thợ móng tham gia ứng tuyển thực hiện làm móng luôn để bạn có hình dung được thái độ và phong cách làm việc của họ.

Đa số các tiệm nail đều không thực hiện những bước tuyển dụng này; bởi họ nghĩ nó khá rườm rà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tim được đội ngũ thợ nail bạn cần bỏ công sức và lên kế hoạch khá kỹ lưỡng. Để tiệm nail của bạn không theo lối “phước may chủ thầy” kém chuyên nghiệp; hãy tham khảo những kinh nghiệm phỏng vấn được chia sẻ trên. Việc tìm kiếm thợ này tuy hơi mất thời gian, nhưng hiệu quả sẽ rất lớn.

Thử tưởng tượng bạn sẽ mất bao nhiêu khách mỗi khi thợ nghỉ việc? Mỗi khi đăng quảng cáo bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền? Và bao nhiêu thời gian để đào tạo thợ làm cho tiệm? Tất cả những chi phí này sẽ có mục đích hơn nếu bạn đầu tư vào quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng; để tìm được một thợ nail thích hợp nhất với cửa hàng của bạn.

Xem thêm tài liệu dành riêng cho nhà tuyển dụng của Viecngay.vn tại đây.