Kinh nghiệm giữ chân nhân viên khách sạn - nhà hàng

Kinh nghiệm giữ chân nhân viên khách sạn - nhà hàng

Giữ chân nhân viên chủ chốt là quyết định dẫn đến thành công về lâu dài cho doanh nghiệp. Nhân viên giỏi ở lại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng; cũng như đảm bảo doanh số theo sản phẩm. Với đặc điểm môi trường làm việc nhiều thách thức và áp lực trong ngành Nhà hàng – Khách sạn; xây dựng chính sách nhân sự hợp lý, thu hút và giữ chân nhân tài là vấn đề luôn làm các nhà quản lý đau đầu. Vậy bằng cách nào các nhà quản lý có thể giữ chân những nhân tài trong lĩnh vực này?

Tầm quan trọng của việc giữ chân nhân tài

Trước khi trở thành nhân viên chính thức, mỗi nhân viên đều phải trải qua quá trình training một số kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn; cũng như yêu cầu công việc của mỗi khách sạn - nhà hàng. Phần lớn các nhân viên sau khoảng thời gian học việc đều nắm rõ và thành thạo quy trình làm việc như quy trình check-in, check-out cho khách; đổi tiền cho khách, thanh toán, đổi phòng, dọn buồng phòng, phục vụ bàn...

Vì vậy thay vì phải tổ chức tuyển dụng và đào tạo lại từ đầu; những ứng viên có tiềm năng gây tiêu cực tốn thời gian, tiền bạc, công sức; cũng như ảnh hưởng tới bộ máy hoạt động của cả khách sạn; các khách sạn sẽ chọn phương án cố gắng giữ chân những nhân viên giỏi, thạo việc cho khách sạn.

Vậy phải làm sao để giữ chân nhân viên giỏi?

1. Đưa ra mức lương tốt và chế độ đãi ngộ hấp dẫn

Lương là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết người lao động hiện nay. Nhân viên lễ tân ngành Khách sạn - Nhà hàng không phải ngoại lệ. Dù là vấn đề khá “nhạy cảm” tuy nhiên, ai cũng hiểu được rằng không một nhân viên nào chịu chôn chân mình tại khách sạn trong nhiều năm trong với mức lương không nhúc nhích. Những nhân viên giỏi còn chú trọng việc này hơn ai hết; vì họ cho rằng doanh nghiệp có thể đang không đánh giá đúng thực lực của họ.  

Chẳng hạn, để giữ chân lễ tân giỏi; quản lý khách sạn nên tham khảo mức lương nhân viên lễ tân trên thị trường theo tiêu chuẩn sao; đảm bảo mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; để từ đó tính toán và đưa ra mức lương hợp lý, xứng đáng với tính chất công việc và nhu cầu của ứng viên. Ngoài ra, hầu hết nhân viên lễ tân đều mong muốn được tăng ít nhất 10% mức lương hiện tại mỗi năm.

Bên cạnh lương, nhà quản lý khách sạn nên chú trọng tới những chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên như chính sách bảo hiểm; thưởng lễ tết, nghỉ lễ, nghỉ phép, thưởng doanh thu, service charge, tham quan du lịch định kỳ,... Sẽ không một nhân viên nào không muốn hợp tác với các khách sạn luôn tạo điều kiện tốt cho nhân viên; công nhận và thực hiện những quyền lợi hợp pháp trong công việc của họ.

2. Xây dựng môi trường làm việc thoải mái và chuyên nghiệp

Môi trường làm việc được xem là một yếu tố khá quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân viên làm việc tại khách sạn. Là nơi các nhân viên làm việc và cống hiến mỗi ngày; vì vậy không gian làm việc nên được xây dựng thoải mái, thân thuộc cho nhân viên; khiến nhân viên cảm thấy hào hứng mỗi khi bắt đầu ca làm việc.

Môi trường làm việc của ngành Nhà hàng – Khách sạn được đánh giá khá năng động; nhiều thách thức và áp lực. Vì thế, sự cạnh tranh giữa các cá nhân cũng gay gắt hơn; cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến hiệu quả công việc.

Khách sạn - nhà hàng nên làm việc thực sự chuyên nghiệp, đảm bảo tính công bằng trong các nhân viên. Thưởng hay phạt đúng người, đúng việc, nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân. Quản lý khách sạn cũng cần tạo điều kiện cho các nhân viên lễ tân giỏi được tham gia các khóa đào tạo; để phát triển nghiệp vụ nghề để chuyên môn ngày càng được nâng cao hơn.

3. Có con đường thăng tiến rõ ràng, đầy hứa hẹn

Một nhân viên giỏi và có tầm sẽ luôn quan tâm tới con đường thăng tiến cả bản thân trong công việc. Việc vạch rõ từng mốc yêu cầu tương ứng với từng vị trí cao hơn giúp tạo động lực; và định hướng rõ ràng cho nhân sự, nhất là những nhân viên có thực lực.

Chẳng hạn nhân viên lễ tân sẽ biết được cần tích lũy những kiến thức và kỹ năng gì để có thể trở thành Giám sát Lễ tân; cần có phẩm chất và điều kiện gì để trở thành Trưởng bộ phận Lễ tân,… từ đó đề ra mục tiêu phát triển công việc của riêng họ; và nỗ lực hoàn thiện để vươn tới vị trí mà họ mong muốn. Hay từ một phụ bếp, nhân viên cần tích lũy những kỹ năng gì; để trở thành bếp chính, phó ca.... Chính sách thăng tiến rõ ràng giúp nhân viên xác định được đường hướng làm việc rõ ràng và hiệu quả để sớm đạt tới vị trí mong muốn.

4. Trở thành người quản lý có tâm và có tầm

Một quản lý chuyên nghiệp và có tâm sẽ biết quan tâm, lắng nghe cũng như chia sẻ với những tâm tư, nguyện vọng nhân viên cấp dưới trình bày. Đây cũng là một lý do tốt để để giữ chân nhân viên giỏi ở lại làm việc. Một quản lý tốt sẽ góp phần xây dựng văn hóa khách sạn phù hợp, chú ý quan sát; sát sao trong công việc của từng nhân viên một; để từ đó nắm bắt kịp thời những ý kiến, thắc mắc, nguyện vọng của nhân viên; đồng thời “hiện thực hóa” điều đó nếu được.

Thỉnh thoảng đưa ra những lời khen hay những đánh giá tích cực dành cho nhân viên; điều này không chỉ khích lệ; mà còn tạo nên động lực giúp nhân viên làm việc hăng say và tích cực hơn. Những lời khen chân thành đôi khi có giá trị nhiều hơn bạn nghĩ; vì vậy, để giữ chân nhân viên đừng bao giờ tiết kiệm lời khen.

Là cấp quản lý, nếu không đưa ra những lời khen tích cực, thì bạn càng phải tránh việc tùy tiện phê bình nhân viên. Những lời chỉ trích, quy tội thường không mang lại kết quả tốt hơn; thậm chí làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Cấp quản lý nên cùng với nhân viên thảo luận để tìm giải pháp hợp lý khắc phục sai lầm và rút nghiệm để không lặp lại lỗi tương tự.

Một quản lý có tầm cũng sẽ tinh tế nhìn nhận và nắm bắt được tâm lý của nhân viên; xác định được đâu là nhân viên tiềm năng để đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện để nhân viên đó phát triển sự nghiệp. Một nhân viên giỏi sẽ luôn gắn bó với nơi làm việc đó có một người Quản lý thực sự hiểu họ; tạo điều kiện tốt nhất để họ làm việc và phát triển.

Trên đây là một số kinh nghiệm để giữ chân nhân viên giỏi làm việc lâu dài. Tuy nhiên, để tránh rơi vào tình thế bị động; các khách sạn - nhà hàng nên chủ động công tác đào tạo thường xuyên; vì trong một số trường hợp, các nhân viên vì lý do bất khả kháng hay đơn giản là nhất quyết nghỉ; thì khách sạn vẫn sẽ có người thay thế, đảm bảo hoạt động của khách sạn.

Xem thêm tài liệu dành riêng cho nhà tuyển dụng của Viecngay.vn tại đây.