Làm thế nào để nhân viên không nghỉ việc giữa chừng

Làm thế nào để nhân viên không nghỉ việc giữa chừng

Nhân viên giỏi là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp, vì vậy không nên để nhân viên nghỉ việc giữa chừng. Quá trình tuyển dụng là một trong những phần tốn kém và mất thời gian nhất; do vậy việc “giữ chân người tài” phải được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.

Chi phí tuyển dụng lại khi nhân viên đột ngột bỏ việc có thể gấp đôi; gấp ba chi phí ban đầu. Khi một nhân viên giỏi của bạn bỏ việc và sang làm cho công ty đối thủ; sẽ làm xuống tinh thần của cả nhóm, ảnh hưởng đến những nhân viên còn lại.

Vậy làm sao để giữ chân nhân viên giỏi?

Thể hiện sự tôn trọng với nhân viên

Tôn trọng luôn là yếu tố được đánh giá cao trong công việc. Khi bạn làm việc chuyên nghiệp dựa trên sự tôn trọng nhân viên; họ sẽ có động lực cố gắng làm việc tốt hơn. Bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng, nể phục từ chính nhân viên của mình. Tôn trọng không chỉ thể hiện qua cách giao tiếp; mà còn qua cách bạn đánh giá công việc, công bằng và và trân trọng thành quả của nhân viên.

Ngược lại, khi nhân viên cảm thấy bị xem thường; chắc chắn họ sẽ tìm cách rời đi, kết quả công việc kéo theo đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ

Để cho nhân viên làm việc của họ để nhân viên không nghỉ việc

Nếu bạn đã đào tạo nhân viên cũng mình bài bản, cũng như định hướng rõ ràng về công việc; thì hãy để nhân viên tự hoàn thành công việc theo cách của họ. Đừng gián đoạn, hay khiến họ mất hứng làm việc chỉ vì họ không làm theo cách bạn cho là đúng nhất. Bạn cũng không nên soi xét quá nhiều; vì điều này sẽ mang lại cho nhân viên cảm giác thiếu tự do, gò bó, và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc

Hãy chỉ là người hướng dẫn khi họ có câu hỏi, xem xét; đánh giá kết quả cuối cùng và đưa ra lời khuyên. Nhân viên sẽ tự rút ra kinh nghiệm và ghi nhớ sau một thời gian làm việc. Hơn nữa, những nhân viên giỏi luôn khao khát được ở một mình; và tự do sáng tạo, theo đuổi các ý tưởng mới.

Thể hiện cảm xúc trong công việc

Nhắc đến công việc là nhắc đến sự nghiêm túc, tuy nhiên đừng vì thế mà khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khô cứng. Cố gắng đưa cảm xúc một cách tích cực vào công việc; thể hiện rằng bạn luôn ủng hộ, đồng cảm, gần gũi với nhân viên của mình.

Bạn có thể là người có kỹ năng làm việc tuyệt vời nhất, nhưng khi tất cả những kỹ năng đó được thể hiện với thái độ không cảm xúc, trịnh thượng;..thì nhân viên sẽ chỉ quay đầu lại với bạn mà thôi

Khen thưởng và công nhận để nhân viên không nghỉ việc

Là một nhân viên ai cũng muốn được đánh giá cao công sức, nỗ lực của mình. Lời cảm ơn được coi là chìa khóa cảm xúc bạn nên dành cho họ. Khi được công nhận trước cả nhóm, cả công ty vì đạt kết quả tốt; nhân viên cũng cảm thấy gắn bó và có xu hướng trung thành với bạn hơn.

Lời khen ngợi của bạn nên khách quan, tuy nhiên, phải là lời khen thật lòng, không khách sáo. Nếu bạn sử dụng lời khen với mục đích đả kích nhóm khác; hay khen một cách sáo rỗng, lần nào cũng giống hệt nhau, thì lời khen sẽ phản tác dụng.

Khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến để nhân viên không nghỉ việc

Khi bạn muốn nhân viên nêu ý kiến cá nhân; điều ấy thể hiện rằng bạn tin tưởng cũng như tôn trọng kinh nghiệm, đánh giá của họ. Điều này tưởng chừng như đơn giản, nhưng rất nhiều chủ doanh nghiệp không làm được. Nên nhớ một trong những lý do khiến lao động bỏ việc nhiều nhất là bởi họ thấy bản thân không có tiếng nói

Ai cũng muốn được lắng nghe, do vậy lắng nghe ý kiến của từng nhân viên, dù ở cấp độ nào là cách khiến doanh nghiệp bạn làm việc hiệu quả. Nhân viên thường là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày. Vì vậy, lắng nghe nhân viên cũng chính là lắng nghe khách hàng.

Mức thu nhập cạnh tranh

Mức lương là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc giữa chừng. Bạn có khen thưởng nhân viên dựa trên mục tiêu, khối lượng công việc? Bên cạnh lương chính thức, bạn nên phần thưởng hợp lý; công bằng cho nhân viên khi nhân viên phải làm thêm giờ hay hoàn thành những nhiệm vụ lớn. Phần thưởng ấy có thể là tiền mặt, phiếu mua hàng giảm giá hoặc chuyến đi chơi ngắn ngày.

Cách nhanh nhất để thể hiện sự hài lòng của bạn với thành quả công việc là những phần thưởng thiết thực. Bên cạnh đó, hãy nhớ mức lương cứng của công ty bạn cũng phải tương đương với mức lương trung bình trong ngành.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai

Hãy cho nhân viên cái nhìn cụ thể về cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Không cần phải là sự thăng tiến bởi không phải nhân viên nào cũng muốn trở thành quản lý, quản đốc,.. Nhưng không có nghĩa là họ không muốn mở rộng, phát triển sự nghiệp. Đưa ra con đường sự nghiệp linh hoạt, nhiều cơ hội nơi nhân viên có thể thấy khả năng phát triển trong tương lai là một cách thiết yếu và hiệu quả để giữ cho nhân tài hàng đầu hạnh phúc và gắn bó lâu dài.

Cho nhân viên tham dự miễn phí các khóa học nâng cao kỹ năng cũng là một cách giúp họ phát triển. Ví dụ như, bạn có thể cho lái xe của mình tham gia khóa học kỹ năng đi đường; hay khóa học sơ cứu sơ cấp cũng rất cần thiết đối với các công việc lao động phổ thông.

Quan tâm đến gia đình nhân viên

Rất nhiều nhà tuyển dụng dùng một phần doanh thu cho việc quan tâm đến gia đình của  nhân viên. Đặc biệt là những doanh nghiệp có nhà máy, xí nghiệp ở ngoại thành, nhân viên làm việc phải sống xa gia đình. Những món quà nhỏ vào các dịp lễ tết trong năm cũng là điều không thể thiếu. Bạn cũng có thể cung cấp xe đưa đón cho nhân viên về với gia đình những dịp này bên cạnh khoản thưởng lễ tết.

Bạn nên quan tâm đến vợ / chồng và các thành viên trong gia đình; làm cho họ cảm thấy họ là một phần của công ty. Cảm ơn gia đình vì sự đóng góp cho sự thành công trong kinh doanh của công ty bạn, điều này có thể giúp cho nhân viên nhiệt tình và hạnh phúc hơn tại nơi làm việc."

Hy vọng bài viết này giúp bạn có cách tuyển dụng, quản lý phù hợp và hiệu quả nhân viên của mình!

Xem thêm tài liệu dành riêng cho nhà tuyển dụng của Viecngay.vn tại đây.