Kinh nghiệm chia ca nhân viên phục vụ cho nhà quản lý

Kinh nghiệm chia ca nhân viên phục vụ cho nhà quản lý

Chia ca làm việc cho nhân viên phục vụ là một công đoạn khá quan trọng. Việc này giúp quản lý nhà hàng dễ dàng kiểm soát nhân sự, điều phối công việc hợp lý; cũng như đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý cũng khá đau đầu trong việc sắp xếp, chia ca cho nhân viên. Dưới đây là một số kinh nghiệm chia ca nhân viên phục vụ nhà hàng dành cho các nhà quản lý.

Tầm quan trọng của việc chia ca cho nhân viên phục vụ

Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời gian làm việc bình thường của một người lao động không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Mức thời gian này đủ để đảm bảo sức khỏe, tinh thần; và năng lượng của người lao động luôn ở trạng thái tốt nhất để hoàn thành công việc.

Đối với đặc thù của công việc nhân viên nhà hàng; khối lượng công việc khá lớn nếu không chia ca, một nhân viên chắc chắn sẽ không “trụ” được để làm việc từ sáng tới tối.

Nếu không chia ca hợp lý cho các nhân viên; tình trạng thiếu nhân viên, phân bố nhân viên không đều sẽ thường xuyên diễn ra. Chẳng hạn, nhà hàng khi ít khách thì lại nhiều nhân viên; tới khi nhà hàng đông khách lại có quá ít nhân viên để phục vụ; khiến khách phải chờ đợi, mọi thứ trở nên hỗn loạn mất kiểm soát.

Việc chia ca cho nhân viên giúp họ có thời gian làm việc; cũng có thời gian nghỉ ngơi tương đồng nhau, tránh thiên vị.

Thông qua lịch chia ca, quản lý cũng sẽ kiểm soát được từng ca làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên bị ốm hoặc bận xin nghỉ đột xuất; thông qua lịch chia ca, quản lý sẽ chủ động nắm được tình hình của của toàn bộ nhân viên từ đó tìm nhân sự thay thế; bổ sung để công việc vận hành như bình thường.

Nhà hàng cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nếu tránh được tình trạng dư người trong khoảng thời gian nhà hàng vắng khách.

Làm thế nào để chia ca hợp lý?

Phân công lịch dựa trên khối lượng công việc mỗi ca

Tùy vào hình thức kinh doanh của nhà hàng mà khối lượng công việc của nhân viên phục vụ cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, sẽ có nhà hàng chỉ đông khách vào buổi sáng; nhưng lại có nhà hàng chỉ hút khách vào ban đêm; nhà hàng áp dụng Alacarte (Alacarte còn được gọi là À la carte theo tiếng Pháp; là một trong những kiểu đặt món theo thực đơn có sẵn tại nhà hàng. Khách có thể tự do lựa chọn bất kỳ món ăn nào có trong thực đơn của nhà hàng; sao cho phù hợp với sở thích và số lượng thành viên trên bàn) sẽ cần nhiều nhân viên phục vụ hơn nhà hàng chuyên Buffet (tiệc đứng tự phục vụ đồ ăn).

Phân công lịch dựa trên mục đích kinh doanh của nhà hàng

Mỗi nhà hàng đều tự lên cho mình những hình thức kinh doanh riêng. Có nhà hàng sẽ chỉ phục vụ bữa sáng. Có nhà hàng chỉ phục vụ bữa trưa và tối; có nhà hàng lại phục vụ cả ngày; có nhà hàng mở cửa tới tận đêm khuya gần sáng,... Do đó, dựa trên thời gian hoạt động theo mục đích của nhà hàng mà nhà quản lý phân chia công việc cho nhân viên.

Thông thường hiện nay các nhà hàng áp dụng các ca làm việc sau cho nhân viên phục vụ như sau:

• Ca buổi sáng: 6h - 14h

• Ca buổi tối: 14h - 22h

• Còn có các ca làm việc gãy: 10h - 14h và 18h - 22h hay 10h - 14h và 17h - 21h

Phân công lịch dựa trên nhu cầu, mong muốn của nhân viên

Hầu hết các nhà hàng sẽ có chế độ cho nhân viên nghỉ làm từ 1-2 ngày trong tuần giống như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, ngày nghỉ không cố định mà thay đổi dựa trên tình hình hoạt động của nhà hàng và nhân sự trong bộ phận.

Nhà quản lý nên tìm hiểu nhu cầu của từng nhân viên để sắp xếp lịch làm việc; lịch nghỉ hợp lý. Điều này vừa đảm bảo công việc vừa làm hài lòng mọi người; từ đó giữ chân nhân viên tốt hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm để các nhà quản lý tham khảo; phục vụ tốt cho quá trình xếp ca làm việc cho nhân viên. Hy vọng qua đây, nhà quản lý sẽ có thể chủ động phân công công việc cũng như nắm bắt được tình hình làm việc của nhân viên; đồng thời có những chính sách phù hợp để giữ chân nhân viên ở lại.

Xem thêm tài liệu dành riêng cho nhà tuyển dụng của Viecngay.vn tại đây.